Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu

Hệ thống Quản lý Sản xuất (MES) trong nhà máy thông minh
Phần mềm Quản lý Sản xuất (MES) là gì? Vai trò của MES trong quản lý sản xuất
28 August, 2024
Just-in-Time (JIT)
Just-in-time (JIT) – Mô hình sản xuất theo nhu cầu là gì?
28 August, 2024
Show all
Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu

5/5 - (1 vote)

Last updated on 28 August, 2024

Trong nghiên cứu khoa học, việc chọn mẫu đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Dù bạn đang thực hiện một cuộc khảo sát xã hội học hay nghiên cứu y khoa, phương pháp chọn mẫu phù hợp sẽ giúp bạn thu thập dữ liệu hiệu quả và đáng tin cậy. Vậy, làm thế nào để chọn được mẫu đúng? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu. Hãy cùng khám phá để đảm bảo nghiên cứu của bạn đạt kết quả tốt nhất.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Mẫu ngẫu nhiên đơn giản là những mẫu được tiến hành theo nguyên tắc mỗi phần tử của tổng thể có một cơ hội như nhau để trở thành một thành viên của mẫu. Những cách thức cụ thể của phương pháp này là: rút thăm, quay số, tung đồng xu, dùng bảng số ngẫu nhiên… khi mỗi phần tử của tổng thể được gán cho một ký hiệu nhất định. Trong đời sống hàng ngày, có khá nhiều ví dụ về lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Mẫu ngẫu nhiên đơn giản có thể được lập trong nhiều trường hợp khác nhau của hoạt động nghiên cứu. Phương pháp này thường được sử dụng trong nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu tình huống và điều tra sơ bộ trong các hoạt động nghiên cứu không chính thức.

Điều kiện để áp dụng phương pháp này là phải có một danh sách khung lấy mẫu cụ thể của tổng thể đã được xác định. Nói cách khác, phải có một danh sách đầy đủ các phần tử của tổng thể. Người nghiên cứu phải tuân thủ đúng các thủ tục chọn mẫu ngẫu nhiên.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là dễ áp dụng, thời gian lập mẫu nhanh và chi phí lập mẫu thấp. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều hạn chế. Trước hết, việc thiết lập một khung lấy mẫu đòi hỏi những chi phí lớn và đôi khi không thể thực hiện được. Mặt khác, độ chính xác của các dữ liệu được thu thập do những sai số chọn mẫu tương đối cao. Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng phương pháp chọn mẫu này.

See also  Dịch vụ khách hàng là gì? Yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ khách hàng

Chọn mẫu hệ thống

Lấy mẫu hệ thống là phương pháp rất gần gũi với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Lấy mẫu hệ thống là phương pháp rất gần gũi với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Lấy mẫu hệ thống là phương pháp rất gần gũi với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Theo phương pháp này, mỗi phần tử của một tổng thể có một cơ hội được lựa chọn trở thành thành viên của mẫu nhưng xác suất để được chọn không nhất thiết phải bằng nhau. Sở dĩ phương pháp này được gọi là lấy mẫu hệ thống là vì dựa trên một danh sách phần tử được lập, việc chọn các phần tử sẽ được bắt đầu từ một điểm hay một phần tử xác định trên danh sách. Sau đó, việc lựa chọn các phần tử tiếp theo sẽ được lặp lại với một chu kỳ nhất định.

Lấy mẫu phân tầng

Theo phương pháp này, một mẫu ngẫu nhiên sẽ được lập dựa trên những nhóm nhỏ phản ánh những đặc điểm của tổng thể. Các nhóm nhỏ này còn được gọi là những mẫu nhỏ được lập ngẫu nhiên. Lẫy mẫu phân tầng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu marketing. Ưu điểm chủ yếu của lấy mẫu phân tầng là nó đảm bảo độ chính xác cao hơn cho các dữ liệu được thu thập so với mẫu ngẫu nhiên đơn giản có cùng kích thước.

Chọn mẫu cả khối

Lẫy mẫu cả khối là một kỹ thuật chọn mẫu có hiệu quả và tiết kiệm trong đó các đơn vị lấy mẫu ban đầu không phải là những phần tử cá nhân mà là những khối lớn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Các phần tử sẽ được nhóm thành các khối và việc lập mẫu sẽ được thực hiện trên cơ sở các khối vừa được thiếp lập.

Mẫu cả khối còn được gọi là mẫu theo nhóm là những mẫu được thiết lập một cách phổ biến trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, không có thông tin đầy đủ về tổng thể (không có sẵn một danh sách tổng thể).
  • Thứ hai, có những giới hạn về thời gian và chi phí cho một cuộc nghiên cứu.

Kỹ thuật chọn mẫu cả khối dựa trên khả năng của người nghiên cứu trong việc phân chia tổng thể thành các nhóm hay các khối, sau đó việc lựa chọn các phần tử được tiến hành trong mỗi khối thông qua áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. 

See also  Thương hiệu là gì? Xây dựng thương hiệu B2B

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất

Lấy mẫu tiện lợi

Lẫy mẫu tiện lợi là cách thức lập mẫu theo đó các thành viên mẫu được chọn một cách tiện lợi và kinh tế. Ví dụ, người nghiên cứu có thể tiến hành phỏng vấn các khách hàng tại một trung tâm mua sắm. Hoặc, một giảng viên đại học có thể phỏng vấn các sinh viên của mình khi nghiên cứu một vấn đề xã hội nào đó.

Do việc lấy mẫu dựa trên tính thuận tiện nên phương pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Hạn chế lớn nhất của phương pháp này là người nghiên cứu khó có thể đánh giá đầy đủ tính đại diện của mẫu đã chọn. Các mẫu tiện lợi rất thích hợp trong nghiên cứu thăm dò khi những nghiên cứu bổ sung được tiến hành với các mẫu được chọn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp trong nghiên cứu nhân quả, nghiên cứu mô tả.

Lấy mẫu đánh giá

Lấy mẫu đánh giá (còn được gọi là mẫu có mục đích) là kỹ thuật chọn mẫu theo đó các thành viên mẫu được chọn lựa dựa trên những đánh giá của người lập mẫu căn cứ vào một số đặc điểm nhất định. Cân nhắc căn bản của lấy mẫu có mục đích là đánh giá của người nghiên cứu xem ai là người cung cấp thông tin tốt nhất để đạt tới các mục tiêu nghiên cứu.

Trong trường hợp lấy mẫu đánh giá, người nghiên cứu sẽ chọn mẫu để thoả mãn những mục đích cụ thể của họ ngay cả khi mẫu không đảm bảo một tính đại diện đầy đủ. Các mẫu đánh giá đáp ứng được những yêu cầu của cuộc nghiên cứu khi mà các dữ liệu cần thiết để mô tả tổng thể phải được đáp ứng đầy đủ..

Lấy mẫu chia phần

Lấy mẫu chia phần là kỹ thuật chọn mẫu đảm bảo rằng các nhóm nhỏ khác nhau trong một tổng thể sẽ được đại diện dựa trên những đặc điểm thích hợp để gia tăng độ chính xác của mẫu. Cơ sở của việc áp dụng phương pháp này là ở chỗ người nghiên cứu dựa trên một số đặc điểm xác đáng của các phần tử để mô tả bản chất của tổng thể thông qua một mẫu nhất định.

See also  Giữ chân khách hàng là gì? Biện pháp giữ chân khách hàng

Về thực chất, phương pháp này giống như phương pháp lập mẫu phân tầng theo tỷ lệ. Điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là ở chỗ theo phương pháp lẫy mẫu chia phần, các phần tử được chọn một cách phi ngẫu nhiên.

Những lợi thế chủ yếu của lấy mẫu chia phần là cho phép thu thập thông tin nhanh, chi phí thấp và tiện lợi bởi vì người nghiên cứu có thể lựa chọn bất kỳ phần tử nào thoả mãn các tiêu chuẩn phân loại cho đến khi đủ số lượng ở mỗi loại. Chính điều này lại làm nảy sinh những hạn chế của lấy mẫu chia phần là các phần tử đại diện có thể được lựa chọn lựa theo định kiến của người nghiên cứu, chẳng hạn, những người dễ gặp gỡ, người vui vẻ nhận lời phỏng vấn…

Lẫy mẫu ném tuyết

Lấy mẫu ném tuyết (Nguồn: QuestionPro)

Lấy mẫu ném tuyết (Nguồn: QuestionPro)

Mẫu “ném tuyết” (snowball sample) là mẫu được chọn dựa trên kỹ thuật bắt đầu từ một số lượng hạn chế các phần tử được chọn. Các phần tử này được sử dụng để xác lập những thành viên của một tổng thể bằng sự truy nguyên.

Ví dụ, một cửa hàng kinh doanh dụng cụ thể thao muốn tiến hành một cuộc nghiên cứu về sở thích, thói quen và hành vi trong tập luyện và giải thích của khách hàng chơi tennic.

Để lập được mẫu nghiên cứu, trước hết người ta lập một mẫu ngẫu nhiên (chẳng hạn 300 người) để có thể tìm ra được 7-10 người chơi tennic từ mẫu này. Từ 7-10 người ban đầu này, người nghiên cứu cớ thể bổ sung các phần tử còn lại của mẫu bằng cách hỏi các phần tử được tìm ra ban đầu về các phần tử khác.

Lợi thế của lập mẫu “ném tuyết” là giúp giảm bớt kích thước mẫu, do đó, tiết kiệm chi phí. Bởi vì, nhà nghiên cứu không nhất thiết phải lấy một mẫu lớn ngay từ đầu. Tuy nhiên, một hạn chế dễ nhận thấy của phương pháp này là có thể xuất hiện những định kiến bởi vì người được chọn ban đầu có xu hướng giới thiệu những người tương tự với mình. Vì vậy, nó có thể làm tăng những sai số chọn mẫu. Để giảm thiểu những sai số này, có thể thực hiện việc phân loại hồ sơ bộ những phần tử đại diện ban đầu theo các nhóm nhất định sau đó thực hiện phát triển mẫu trên cơ sở nhóm này.