Điện toán đám mây và vấn đề bảo mật

Chuyển đổi số - Doanh nghiệp cần làm gì?
Những phương diện chính của chuyển đổi số
11 August, 2019
Tại sao nhân viên không hài lòng ?
Tại sao nhân viên không hài lòng?
13 August, 2019
Show all

Vấn đề bảo mật trong điện toán đám mây

5/5 - (1 vote)

Last updated on 16 October, 2024

Tính bảo mật, bảo toàn thông tin là yếu tố quan tâm đầu tiên của doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây để quản lý hệ thống trung tâm dữ liệu.

Điện toán đám mây (cloud computing) là gì?

Cloud Computing, hay còn gọi là Điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

Trong vài năm lại đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Đa số chúng ta đều đã và đang sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong đời sống hàng ngày cũng như trong quản lý doanh nghiệp.

Vấn đề bảo mật dữ liệu trong điện toán đám mây

Công nghệ điện toán đám mây hay ảo hóa máy chủ bao gồm các thành phần là tài nguyên vật lý, các phần mềm ảo hóa, máy ảo, hệ điều hành. Tuy nhiên những thành phần này đều tồn tại các vấn đề bảo mật.

Người dùng công nghệ điện toán đám mây sẽ phải đánh giá khả năng rủi ro trước khi áp dụng mô hình này. Do các hệ thống này thường tập trung vào ưu điểm chia sẻ, lưu chung tài nguyên. Từ đó, để thực hiện quản lý, bảo mật, phòng chống hacker khá khó khăn. Trong tình hình mà các thủ thuật tấn công, phá hoại của những tên tin tặc nhằm trục lợi ngày càng phổ biến. Trong tương lai chắc chắn rằng chúng ta sẽ tập trung nhiều vào mảng bảo mật cho nền tảng đám mây này.

Với công nghệ điện toán đám mây, người dùng – doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng trung tâm dữ liệu của mình một cách linh hoạt, có thể truy cập dữ liệu ở bất cứ đâu nhờ việc lưu trữ dữ liệu trên các đám mây thông tin tại các máy chủ mà không cần phải mang theo các bộ lưu trữ dữ liệu cồng kềnh hoặc lo lắng vấn đề quên đem theo, vấn đề bảo mật hay bị các phần mềm gián điệp tấn công. Tuy nhiên, vấn đề cần xác định là người dùng không thể quản lý hoàn toàn dữ liệu, vì vậy những thay đổi trong mô hình điện toán đám mây hoặc những ứng dụng sẽ làm tăng hoặc giảm rủi ro. Đối với gói dịch vụ sử dụng những ứng dụng với thông tin rõ ràng, có công cụ tiên tiến và tích hợp hệ thống thích hợp sẽ giúp giảm rủi ro về tính bảo mật. Đối với những ứng dụng không tương thích với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro về tính bảo mật.

Vậy người dùng – doanh nghiệp làm gì để đảm bảo tính bảo mật? Để đảm bảo các dữ liệu được lưu trữ an toàn trên các “đám mây”, người dùng nên mở rộng và chú trọng hệ thống bảo mật để chúng tương thích với những nền tảng hiện có. Ngoài ra, nếu muốn thay đổi chính sách bảo mật, người dùng cần chú ý đến những yếu tố như: chế độ bảo mật cần có những nguyên tắc gì, trung tâm dữ liệu được lưu ở đâu, quyền truy cập thuộc về ai? Và nhanh chóng phát hiện các lỗ hổng bảo mật nhằm có thể vá các lỗi này kịp thời, phòng ngừa rủi ro trước khi xảy ra tình trạng mất cắp hoặc thất thoát dữ liệu.

Để tránh trường hợp tính bảo mật bị vi phạm mà không xử lý kịp thời người dùng cần đưa ra giải pháp giải quyết lỗi và định ra các kịch bản phản ứng nhanh trong các trường hợp bất ngờ xuất hiện. Ngoài ra người dùng cũng cần đảm bảo tính tương thích của dữ liệu đối với hệ thống bảo mật và ứng dụng được dùng, đảm bảo những ai được quyền truy xuất dữ liệu và các ứng dụng.

Hơn nữa những nhà cung cấp công nghệ đám mây sẽ cung cấp cho người dùng thông tin về các ứng dụng của hệ thống, quy cách đăng tải dữ liệu, các công nghệ bảo mật được sử dụng. Nhờ đó, khi biết được đầy đủ, rõ ràng các thông tin bảo mật, người dùng sẽ dễ dàng lựa chọn trước khi đưa ra quyết định.

Vấn đề khá quan trọng nữa ảnh hưởng đến tính bảo mật của trung tâm dữ liệu là lựa chọn nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây. Trước khi chọn sử dụng dịch vụ, người dùng – doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về lịch sử, tính uy tín, chính sách bảo mật của nhà cung cấp.

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý tổng thể nguồn lực trong doanh nghiệp

                               7 lợi ích của điện toán đám mây cho doanh nghiệp