Last updated on 5 June, 2020
Lựa chọn chiến lược là một trong những công việc quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp startup. Đặc biệt, khi mới bắt đầu thành lập, có một chiến lược đúng đắn sẽ đóng vai trò như một ngọn hải đăng, chỉ dẫn đội ngũ về những ưu tiên trong hiện tại và tương lai. Hãy cùng tìm hiểu về những chiến lược phát triển dành cho Startup.
Startup là gì? – Định nghĩa dễ nhầm lẫn nhất tại Việt Nam!
Khởi nghiệp hay còn gọi là Start-up là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty trong giai đoạn lập nghiệp. Cần phân biệt giữa Startup và Entrepreneurship. Start-up phải dựa trên gì đó hoàn toàn mới (thường dựa trên công nghệ), đáp ứng nhu cầu nào đó bị bỏ trống của xã hội. Do vậy, bản thân start-up sinh ra đã có năng lực cạnh tranh đến từ những sự khác biệt trong sản phẩm và thị trường bỏ ngỏ và lượng đối thủ cạnh tranh lớn do luôn có sản phẩm thay thế. Start-up không phải người đầu tiên, nhưng thị trường vẫn mới và chưa bão hòa.
Chiến lược là gì?
Chiến lược doanh nghiệp là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Chiến lược là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp nếu muốn phát triển cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể và đúng đắn. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn chuẩn bị tốt hơn các kế hoạch cũng như biết được tính khả thi của nó. Chiến lược kinh doanh phải được chuẩn bị kĩ càng, rõ ràng và lành mạch, dựa trên khả năng và tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
Một số câu hỏi các nhà quản lý có thể tham khảo để hiểu rõ công ty mình hơn, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn: Doanh nghiệp của bạn có gì khác biệt? Tại sao sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn lại thu hút khách hàng? Điều gì làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp bạn và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường? Yếu tố gì giúp doanh nghiệp của bạn được chọn mà không phải các đối thủ khác? Nói cách khác, lý do mà khách hàng chọn công ty của bạn là gì?
Chiến lược phát triển sản phẩm
Không ai sẽ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ chưa từng nghe đến, họ cũng sẽ không mua nếu họ không biết công ty của bạn cung cấp những gì. Đây là lý do tại sao một chiến lược phát triển sản phẩm là rất quan trọng để phát triển doanh nghiệp của bạn trong thời kỳ đầu. Ở trong giai đoạn này, nguồn vốn của doanh nghiệp không nhiều, nguồn nhân lực cũng không có. Start-up nên tập trung phát triển sản phẩm mẫu, hoàn thiện và chứng minh tính khả thi của sản phẩm mẫu, từ đó, kêu gọi nguồn vốn bên ngoài vì đây là chiến lược sống còn, quyết định khả năng thành bại của doanh nghiệp.
Người ta thống kê là có đến 80% sản phẩm tiêu dùng nhanh mới bị thất bại, sản phẩm công nghiệp mới thất bại 30%. Lại có nguồn khác nói có đến 95% sản phẩm mới bị thất bại.
Tại sao sản phẩm mới thất bại? Có thể ý tưởng về sản phẩm là tốt nhưng do đánh giá quá cao nhu cầu thực tế của thị trường. Hoặc do sản phẩm thực tế không được thiết kế tốt như mong muốn. Hoặc có thể do sản phẩm mới không được định vị thích hợp trên thị trường. Cũng có khi do việc cho ra đời sản phẩm mới bị hối thúc, trong khi các dữ liệu nghiên cứu thị trường chưa được thu thập đầy đủ. Hoặc do chi phí phát triển sản phẩm mới quá cao, thị trường không thể chấp nhận được. Hay do đối thủ cạnh tranh kịp thời tung ra sản phẩm tương tự trước.
Tóm lại để có thể phát triển một sản phẩm mới thành công, doanh nghiệp phải hiểu khách hàng mình muốn gì, hiểu thị trường, hiểu đối thủ cạnh tranh và phát triển một sản phẩm mang lại giá trị ưu việt cho khách hàng.
Chiến lược phát triển thị trường:
Cùng với việc phát triển sản phẩm, doanh nghiệp cũng nên tập trung phát triển thị trường, thu hút khách hàng. Mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong kinh doanh suy cho cùng đều xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Để có lợi nhuận, sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng, được khách hàng chấp nhận. Câu hỏi đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải làm gì để có thể mở rộng và phát triển thị trường, thu hút khách hàng.
Câu hỏi này càng lớn hơn đối với doanh nghiệp Startup: Vốn lo nhất hai vấn đề đầu ra và đầu vào!
Với một doanh nghiệp startup, thị trường ngách là một lựa chọn an toàn và hợp lý. Để có chiến lược phát triển thị trường đúng đắn, đầu tiên cần xác định đối tượng khách hàng là ai và quy mô có đủ lớn, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh có quá nhiều,…Từ đó mới xác định cách thức tiếp cận sao cho chính xác – Dựa vào những yếu tố phân tích thị trường.
Cân nhắc các yếu tố bên ngoài
Một trong những chiến lược phát triển mà Start- up cần cân nhắc đó chính là xem xét các yếu tố bên ngoài:
Political – Chính trị : Chính trị có tác động đáng kể đến việc vận hành kinh doanh và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.
Economic – Kinh tế: Phân tích thị trường và nền kinh tế để đánh giá tình hình doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Social – Xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp ở nhiều cấp độ khác nhau, và cần được xem xét cẩn thận vì nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Technological – Công nghệ: Công nghệ thường được xác định là một yếu tố thiết yếu của tổ chức vì nó là một công cụ hữu ích để đạt được lợi thế trên thị trường. Tiến bộ công nghệ có thể tạo ra các ngành công nghiệp mới, và cũng cung cấp đầu vào có giá trị cho các ngành dịch vụ và sản xuất.
Environmental – Môi trường: Những yếu tố này bao gồm tất cả những yếu tố ảnh hưởng hoặc được xác định bởi môi trường xung quanh. Khía cạnh này của PESTLE rất quan trọng đối với một số ngành công nghiệp, đặc biệt là du lịch, nông nghiệp, nông nghiệp,… Các yếu tố của phân tích môi trường kinh doanh bao gồm khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, thay đổi toàn cầu về khí hậu, môi trường,…
Legal – Luật pháp: Những yếu tố này ảnh hưởng cả bên ngoài và bên trong.Một số luật nhất định tác động đến việc kinh doanh như luật tiêu dùng, tiêu chuẩn an toàn, luật lao động,…
Đọc thêm: