Việt Nam có khả năng sánh ngang với các cường quốc về công nghệ số

Công ty Tư vấn Quản lý OCD
Cảm nghĩ về hành trình cùng với Công ty Tư vấn Quản lý OCD
22 May, 2018
Nét mới trong cuộc điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2018
23 May, 2018
Rate this post

Last updated on 23 October, 2024

Việt Nam: Điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp công nghệ trong tương lai

Với nhiều lợi thế nổi bật, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ trong tương lai. Dưới đây là một số lý do chính:

  • Lực lượng lao động trẻ, năng động và có trình độ cao: Việt Nam sở hữu dân số trẻ, năng động và có trình độ học vấn ngày càng cao. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.
  • Chi phí lao động cạnh tranh, nguồn cung lao động dồi dào: So với các quốc gia trong khu vực, chi phí lao động tại Việt Nam được đánh giá là khá cạnh tranh, đặc biệt là đối với nhân lực có trình độ cao.
  • Nền tảng công nghệ vững chắc: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ cập nhật công nghệ nhanh trong khu vực, đặc biệt là trước các xu hướng ứng dụng công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Chính sách hỗ trợ hấp dẫn: Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ trở thành quốc gia công nghệ 4.0, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng như: phát triển cơ sở hạ tầng mạng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Việt Nam nắm bắt cơ hội trở thành trung tâm sản xuất của Đông Nam Á

Với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, vượt trội so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam đang được xem là ứng cử viên sáng giá cho vị trí trung tâm sản xuất của Đông Nam Á. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam cần tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng cho công nghiệp 4.0. Nó bao gồm:

  • Phát triển hệ thống mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) bao gồm trung tâm dữ liệu, mạng doanh nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng mạng vận hành hiệu quả.
  • Đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, tự động hóa để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
  • Xây dựng môi trường thử nghiệm và ứng dụng công nghệ 4.0 thuận lợi cho các doanh nghiệp.
See also  ThS. Đậu Thúy Hà

Trong bối cảnh này, sự phát triển của Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi các hệ thống mạng công nghiệp mạnh mẽ và các trung tâm dữ liệu linh hoạt. Ông Chad Reynolds, Phó Chủ tịch Tiếp thị của Tập đoàn Panduit, một công ty dẫn đầu toàn cầu về giải pháp hạ tầng mạng có quan hệ đối tác trực tiếp với Cisco và IBM, đã nhận thấy những triển vọng đầy hứa hẹn và chia sẻ những hiểu biết của mình về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Việt Nam.

Dưới góc độ của một chuyên gia trong ngành, theo ông, việc ứng dụng cơ sở hạ tầng mạng của các doanh nghiệp Việt Nam đang diễn ra nhanh hay chậm?

Ông Chad Reynolds: Việc quyết định đi nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào từng doanh nghiệp bởi mỗi doanh nghiệp có định hướng khác nhau nên quá trình chuyển đổi công nghệ vì thế sẽ khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng việc chuyển đổi công nghệ đòi hỏi những thay đổi lớn từ phía doanh nghiệp và vì vậy cần lộ trình dài hạn. Với kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn trong lĩnh vực này, chúng tôi có thể cùng với các chủ doanh nghiệp thảo luận và tìm ra giải pháp phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển không chỉ ở hiện tại mà còn cho những yêu cầu mở rộng, nâng cấp hệ thống trong tương lai. Chúng tôi đã phát triển một mô hình kinh doanh, gọi là mô hình trưởng thành (Maturity Model), gợi ý cho các doanh nghiệp các bước để triển khai lộ trình công nghệ nhằm đạt được những bước tiến xa và trưởng thành về mặt công nghệ. Nói ngắn gọn, chúng tôi chủ động đem đến các giải pháp “đường dài” chứ không gói gọn trong thời điểm hiện tại hay một xu thế “nóng” đang diễn ra.

Cơ sở hạ tầng số, công nghệ 4.0 đang là những chủ đề nóng tuy nhiên rào cản về chi phí và công nghệ vẫn còn là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Dưới góc độ một nhà cung cấp giải pháp, ông nghĩ gì về cơ hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong làn sóng này? Cụ thể Panduit đã có những giải pháp nào để hỗ trợ các doanh nghiệp SME?

Ông Chad Reynolds: Qua kinh nghiệm làm việc với nhiều khu vực, đối tác có trình độ, khả năng về công nghệ khác nhau trên thế giới, chúng tôi tin tưởng rằng các doanh nghiệp SME, kể cả tại Việt Nam, hoàn toàn có khả năng nhập cuộc trước làn sóng 4.0 cũng như trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng, nếu tìm được nhà cung cấp cũng như các sản phẩm theo sát được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đơn cử như câu chuyện của Panduit tại Mexico – một khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp SME tại châu Mỹ. Đây vừa là thách thức lớn với tập đoàn vì chúng tôi hiểu rằng, các doanh nghiệp SME sẽ cần những giải pháp “vừa vặn” hơn so với doanh nghiệp lớn vì hạn chế về mặt chi phí và các yếu tố khách quan khác, do đó, chỉ khi hiểu được khách hàng, các nhà cung cấp và bản thân Panduit mới làm tốt được vai trò của mình. Với đề bài tại Mexico, Panduit tận dụng hệ sinh thái đối tác và đầu tư đào tạo chuyên môn chuyên ngành cho họ nhằm kết hợp 2 yếu tố: sự am hiểu thị trường của đối tác địa phương và kiến thức về công nghệ từ Panduit, rút ngắn khoảng cách tiếp cận giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với một sản phẩm công nghệ tương đối phức tạp như hạ tầng mạng.

See also  Cổng tự phục vụ nhân viên với AI và Chatbot

Ông đánh giá thế nào về sự tiếp nhận của Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ mới?

Ông Chad Reynolds: Khi nhìn vào thị trường Việt Nam, chúng tôi cảm thấy rất hào hứng vì thị trường Việt Nam có những điểm mạnh về phát triển kinh tế và hơn hết, Chính phủ Việt Nam hiện nay cũng rất cởi mở về việc ứng dụng và phát triển các công nghệ mới. Chính phủ hiện nay có tầm nhìn cũng như các mục tiêu rất cụ thể, các chiến lược đầu tư rõ ràng để triển khai công nghiệp 4.0, cụ thể như việc định hướng thành lập Chính phủ điện tử trong thời gian tới. Đây là một cơ hội để Panduit với các giải pháp chuyên biệt và kinh nghiệm chuyên môn có thể cùng đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam xây dựng loại hình cơ sở hạ tầng phù hợp để kết nối mọi thứ. Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác và phát triển cộng đồng và hệ sinh thái các đối tác ở Việt Nam để cung cấp các giải pháp kết nối hạ tầng mạng cho thị trường Việt Nam.

Vậy theo ông, lĩnh vực nào tại Việt Nam mà trong đó việc phát triển cơ sở hạ tầng số được xem là chiến lược “sống còn”?

Ông Chad Reynolds: Theo quan sát của tôi, hầu hết các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng sẽ là những khu vực có tiềm năng phát triển lớn cơ sở hạ tầng số. Lí do là vì đây là những ngành tăng trưởng nhanh, yêu cầu về liên kết hệ thống cũng như các giải pháp công nghệ lớn nhằm tiết kiệm nhân sự và thời gian. Ngoài ra đô thị hóa cũng là khu vực nóng do nhu cầu thông minh hóa hệ thống quản lý (như giao thông). Gần đây tôi được biết TP. HCM đang có chủ trương xây dựng thành phố thông minh nên cơ sở hạ tầng số có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Theo sau đó là lĩnh vực năng lượng, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… để quản lý dữ liệu lớn về sản xuất điện năng được chính xác.

See also  ThS. Nguyễn Thị Phương Mai

Các thách thức khi áp dụng công nghệ số mà cụ thể là cơ sở hạ tầng mạng tại Việt Nam?

Ông Chad Reynolds: Thách thức không chỉ từ Việt Nam mà còn tại các thị trường khác, đó là xây dựng tính liên kết trong hệ thống. Làm sao để liên kết các hệ thống mạng của nhà xưởng, văn phòng và logistic (đối với các doanh nghiệp có thương mại hàng hóa) vào một hệ thống duy nhất. Đây là câu hỏi và cũng là bài toán khó mà chúng tôi phải giải quyết khi đến với nhiều thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp tại các nước đang trên đà phát triển thường có hệ thống cụ thể tại từng khu vực (nhà xưởng, văn phòng, kho bãi…) nhưng vẫn còn là những hệ thống cơ bản và độc lập, liên kết các hệ thống này đồng thời nâng cấp chúng là một nhiệm vụ khó. Tuy nhiên, Panduit với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật chất lượng giúp quá trình này diễn ra ngắn hơn, hạn chế sự cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Những dự đoán của ông về cơ sở hạ tầng mạng tại Việt Nam trong tương lai?

Ông Chad Reynolds: Việt Nam trong tương lai sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp ngành công nghệ bởi giá lao động có trình độ cao khá cạnh tranh trong khu vực bên cạnh nguồn cung dồi dào. Do đó tôi khá lạc quan rằng Việt Nam có khả năng sánh ngang với các nước khác về công nghệ số trong tương lai gần. Panduit dự kiến sẽ mở rộng sản xuất tại thị trường này vào năm 2019, chúng tôi sẽ đồng thời tiến hành xây dựng hệ sinh thái đối tác cũng như đào tạo lao động có tay nghề và khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của chúng tôi tại thị trường này thông qua các đối tác triển khai để cung cấp các giải pháp toàn diện cho người tiêu dùng cuối tại Việt Nam.

Xin cảm ơn ông.
Han Sovy

Nguồn: theleader.vn

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn