Tháng 06/2021, Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) đã hợp tác với Liên đoàn các Hiệp hội Quản trị Nhân sự Thế giới (WFPMA) thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện về quản lý nguồn nhân lực. Đây là nghiên cứu mới nhất trong chuỗi các nghiên cứu Kiến tạo lợi thế nguồn nhân lực được thực hiện từ năm 2008. Báo cáo phân tích năm nay là báo cáo lớn nhất từ trước đến nay với hơn 6.600 người tham gia trên khắp 113 quốc gia. Trong số đó, có 42 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia thực hiện khảo sát trong tổng số 1057 phiếu từ 17 Hiệp hội thành viên thuộc Hiệp hội Quản trị Nguồn nhân lực Châu Á Thái Bình Dương (APFHRM).
Bài viết dưới đây trích 5 phương pháp quản trị nhân sự dành cho các nhà lãnh đạo để thích ứng với trạng thái bình thường mới và xa hơn nữa trong tương lai.
Các doanh nghiệp phải xem nhân viên của mình như là những khách hàng quan trọng và phải hiểu được nhu cầu của nhân viên để giúp họ trong suốt hành trình sự nghiệp và thúc đẩy thành công trong tương lai. Sau đây là 03 hành động chiến lược có thể giúp ích trong nỗ lực này:
Thực hiện luân phiên các cuộc khảo sát nhân viên để tạo ra nhiều điểm tiếp xúc và hỗ trợ việc chỉ đạo thường xuyên hơn. Cân nhắc áp dụng các hình thức hỗ trợ khác như nhóm nhân viên hoặc thảo luận với các chuyên gia để thu thập phản hồi.
Đánh giá tất cả các quy trình quản lý nguồn nhân lực từ góc độ khách hàng, thiết kế lại các hành trình một cách ngắn gọn và quyết định thời điểm tương tác cá nhân sẽ đem lại nhiều lợi ích. Các kỹ thuật như: thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, cá tính (các mảng nhu cầu nhân sự có khả năng thực hiện liên quan đến sự kiện cuộc sống hoặc tình trạng công việc cụ thể) và lập bản đồ câu chuyện người dùng có thể hữu ích trong trường hợp này. Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ thông minh như những ứng dụng di động tiện lợi có thể mang lại hỗ trợ đắc lực.
Có nhiều nhân viên với những kỹ năng và động cơ khác nhau luôn phấn đấu cho các lựa chọn và phát triển nghề nghiệp linh hoạt. “Làm chủ sự nghiệp của bản thân” nên là chủ đề cho sự phát triển tập trung vào việc thiết kế để tạo ra nền tảng và hỗ trợ giúp nhân viên thành công. Bên cạnh đó, cũng rất khuyến khích nhân viên trở nên chủ động.
Thế giới hậu COVID-19 hình thành nhiều mô hình mới. Trong đó, làm việc từ xa và lịch trình linh hoạt là những điều bình thường mới. Điều này sẽ dẫn đến có nhiều yêu cầu mới đối với nơi làm việc và nguồn nhân lực trong tương lai. Có một vài biện pháp quan trọng có thể áp dụng như sau:
Kết hợp các mô hình làm việc từ xa, làm việc tại nhà và làm việc kết hợp để thúc đẩy thành công của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Xem xét toàn bộ trải nghiệm tại nơi làm việc của nhân viên và xác định cách thức sử dụng nhiều không gian khác nhau. Một mô hình vận hành được số hóa và cách thức làm việc linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng đối mặt tốt hơn với nhiều thách thức trong tương lai.
Tạo ra nhiều lựa chọn linh hoạt cho một số vị trí công việc để thu hút nhân tài có chất lượng cao không mong muốn làm việc dựa trên hợp đồng cố định.
Điều này rất quan trọng khi làm việc từ xa hoặc làm việc kết hợp vì có ít sự gắn kết về mặt vật chất. Với tư cách là những người định hình văn hóa doanh nghiệp, ban lãnh đạo cấp cao và các nhà lãnh đạo tuyến đầu phải định vị bản thân để thúc đẩy một nền văn hóa được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và đánh giá cao.
Nhân sự phải nâng cao năng lực của mình trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin (CNTT) và phân tích để chứng minh tương lai của doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm của nhân viên và giữ vai trò mang tính chiến lược. Có 3 nhân tố đặc biệt quan trọng trong yếu tố này:
Đánh giá hiện trạng sử dụng CNTT của nhân sự, sau đó thúc đẩy cải tiến các quy trình và tính hiệu lực, chất lượng và luồng dữ liệu, cùng với các mô hình quản trị CNTT.
Nhận diện những hành trình quan trọng nhất của nhân viên và ưu tiên các sáng kiến kỹ thuật số sử dụng toàn bộ khả năng của tự động hóa và thúc đẩy đổi mới thông qua AI, các giải pháp robot hoặc phân tích dự đoán.
Thu thập và liên tục theo dõi các điểm dữ liệu về những người chủ chốt trong việc hỗ trợ ra quyết định cùng với các phân tích và báo cáo chuyên sâu. Hợp tác với các phòng ban quan trọng của doanh nghiệp như Marketing, bán hàng và vận hành, ... để cung cấp tài năng và truyền tải kỹ năng mới cũng như học hỏi kinh nghiệm từ họ.
Để thích nghi với thực tế mới và giành chiến thắng trong thập niên 2020, Phòng Nhân sự của các doanh nghiệp cần phải có đúng người đúng kỹ năng và nhiều hơn thế nữa. Điều này đòi hỏi phải hoạch định nguồn nhân lực một cách phù hợp, tạo cơ hội nâng cao kỹ năng, đào tạo lại những kỹ năng phức tạp và một phương pháp quản lý nhân tài toàn diện. Yếu tố này bao gồm những bước sau đây:
Phòng Nhân sự phải hiểu biết sâu về nhu cầu lực lượng lao động, xác định khoảng cách năng lực và phát triển các chiến lược để xây dựng lực lượng lao động trong tương lai. Những cải tiến ngày càng phát triển trong tự động hóa và số hóa sẽ hình thành nhiều yêu cầu về kỹ năng mới. Để lấp đầy những điều này, Phòng Nhân sự nên chuyển từ lập kế hoạch dựa trên năng lực và nhiệm vụ chuyển sang hình thức dựa trên kỹ năng. Sự thay đổi trong định hướng này có thể là cơ sở cho cách tiếp cận tổng thể để phát triển kỹ năng bao gồm chương trình nâng cao kỹ năng và tái đào tạo cho từng nhân viên.
Đưa ra các biện pháp tái đào tạo và nâng cao kỹ năng có mục tiêu, đồng thời kết hợp các hành trình học tập liên tục và học tập cá nhân để đáp ứng với nhịp độ thay đổi ngày càng nhanh. Việc học không nên là một biện pháp hay một chương trình duy nhất, thay vào đó nên được tích hợp vào quy trình làm việc và xây dựng dựa trên các kỹ năng và điểm mạnh của cá nhân.
Các chuyên gia khoa học dữ liệu, chuyên gia thiết kế trải nghiệm người dùng và những chuyên gia có chuyên môn phân tích kinh doanh sẽ giữ vai trò quan trọng. Phòng Nhân sự cần thuê các chuyên gia trong những vị trí này để nắm bắt được nhu cầu trong tương lai của doanh nghiệp.
Với hoạt động lấy nhân viên làm trung tâm và hỗ trợ số hóa, Phòng Nhân sự phải trở thành động cơ của doanh nghiệp, ứng biến liên tục để phục vụ nhân viên. Khi các đề tài và ưu tiên nhân sự phát triển thì hoạt động phân bổ các chức năng của Phòng Nhân sự phải đáp ứng và hỗ trợ những chuyển đổi đổi mô hình chính sau:
Các mục tiêu của chiến lược này là luôn chú ý tới các yếu tố quan trọng, giữ vững lập trường và tiến lên thành công. Nhân viên cần phải rõ ràng về các ưu tiên của họ, vì tiếng nói của họ cần được lắng nghe và là trọng tâm trong doanh nghiệp.
Phòng Nhân sự đang trở thành một trong những phòng ban quan trọng và năng động nhất của doanh nghiệp. Một vai trò chiến lược và nổi bật hơn với mức độ chịu trách nhiệm cao hơn đòi hỏi sự hiểu biết mới mẻ về nhân sự và không chỉ giới hạn trong các mô hình hoạt động cổ điển.
Quản lý con người không chỉ là trách nhiệm của riêng Phòng Nhân sự, đó còn là trách nhiệm của mọi nhà quản lý. Tích cực trao đổi và phản hồi qua lại, lắng nghe nhân viên và thúc đẩy họ thành công phải là những mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.
Các doanh nghiệp ngày nay phải vận hành trong một môi trường kinh doanh vô cùng thách thức. Theo nghiên cứu của chúng tôi, với phương pháp tiếp cận khách quan dựa vào dữ liệu có thể giúp các nhà lãnh đạo nguồn nhân lực phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho những ưu tiên cấp thiết nhất, bao gồm định hình tương lai công việc, đạt được số hóa và áp dụng cách tiếp cận toàn diện để quản trị nhân tài. Với digiiTeamW - phần mềm Quản lý Công việc và Cộng tác sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán quản lý nhóm làm việc từ xa đồng thời quản lý công việc một cách hiệu quả.
Báo cáo Tương lai của ưu tiên quản lý nguồn nhân lực giới thiệu những chủ đề cốt lõi trong hoạt động quản trị nhân sự, vai trò của chức năng nhân sự trong thời đại mới và nhấn mạnh vào trải nghiệm mang tính cá nhân hóa của nhân viên.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra một số gợi ý giúp các nhà lãnh đạo thực hiện tốt trong hoạt động quản trị nhân sự. Đặc biệt, ứng dụng kỹ thuật số là yếu tố mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên hiệu quả.
Báo cáo được Công ty Tư vấn Quản lý OCD sưu tầm và biên dịch để các doanh nghiệp Việt Nam làm tư liệu tham khảo trong công tác quản lý nguồn nhân lực nhằm thích ứng với thời đại mới. Hiện báo cáo có thể download tại đây.
Tham khảo báo cáo gốc: The Future of People Management Priorities