Công ty Tư vấn Quản lý OCD thực hiện bản báo cáo thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam dựa trên các nguồn : UKABC, Vietnam E-commerce Association, Vienam GSO, EVBN. Báo cáo sẽ đưa ra những phân tích, chỉ số thực tế trên toàn cảnh phát triển của ngành thương mại điện tử VIệt Nam năm 2020.
E-commerce là chữ viết tắt của Electronic Commerce, dịch ra tiếng Việt là thương mại điện tử. Là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên hệ thống điện tử như internet thông qua các website hoặc ứng dụng di động
Thương mại điện tử cho phép việc mua bán sản phẩm có thể diễn ra trên quy mô toàn cầu, 24 giờ mỗi ngày. Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dịch vụ kinh doanh thương mại
Thương mại điện tử đã phát triển qua nhiều năm cùng với sự gia tăng của các trang web như Facebook, Pinterest, phương tiện truyền thông xã hội. Việc điện thoại thông minh (smartphone) trở nên phổ biến hơn đã trở thành động lực quan trọng của thương mại điện tử.
Có thể nói, khi Internet dần săn sâu vào cuộc sống và thói quen hàng ngày của chúng ta, thương mại điện tử cũng trở thành một phần quan trọng của đời sống
Thương mại điện tử gồm hai yếu tố chính cơ bản:
Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng (khách hàng)
Có thể hiểu là một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng cá nhân (ví dụ: Bạn mua một đôi giày từ nhà bán lẻ trực tuyến)
Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử thường là các doanh nghiệp / công ty lớn. Có thể hiểu, người mua và người bán trong mô hình này đều là các doanh nghiệp.
Có thể hiểu là một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác (ví dụ: Một doanh nghiệp bán phần mềm dưới dạng dịch vụ cho các doanh nghiệp khác sử dụng)
Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân kinh doan riêng lẻ.
Có thể hiểu là người tiêu dùng bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng khác (ví dụ: Bạn bán đồ cũ của mình trên eBay cho người tiêu dùng khác)
Khi người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức
Bản chất của TMĐT là giao dịch một cách gián tiếp, bên mua và bên bán thậm chi còn không biết với nhau. Điều này dẫn đến những lo ngại riêng giữa người mua và người bán - đó là thách thức về lòng tin. Người mua thì lo sợ số thẻ ngân hàng của họ khi truyền đi trên mạng có thể bị kẻ xấu hoặc bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp. Còn người bán thì lo ngại về khả năng thanh toán và quá trình thanh toán của bên mua.
Nhận thức được sự ảnh hưởng to lớn của thương mại điện tử các hoạt động kinh tế và đời sống, Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD) đã thực hiện “Báo cáo thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam – Quý I năm 2020”
Báo cáo không chỉ phác ra bức tranh toàn cảnh về thị trường Thương mại Điện tử tại Việt Nam mà còn đưa ra các xu hướng thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Bên cạnh đó, báo cáo đề cập đến chiến lược phát triển của một số “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam như: Shoppe, Lazada, Tiki .v.v.
Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân đang tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý 1 năm 2020 trong bối cảnh bùng phát dịch Covid -19. Nhìn chung, các sàn thương mại điện tử đều ghi nhận lượt truy cập cao hơn trong tháng 3 năm 2020, thời điểm dịch Covid-19 đ vào giai đoạn căng thẳng. Xu hướng tăng trưởng này được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì trong các tháng tới. Có thể thấy, sự ảnh hưởng của Covid-19 là nguy cơ đối với các ngành khác nhưng vô tình tạo ra cơ hội lớn cho ngành thương mại điện tử.
Nếu bạn là một người quan tâm tới ngành thương mại điện tử, báo cáo của chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến những thông tin tổng quan vô cùng hữu ích.
Hiện báo cáo có thể download tại đây
Ông Bùi Doãn Huy - Giám đốc Nghiên cứu thị trường, đồng thời là Chuyên gia Tư vấn của OCD.
Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD